Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương
Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện Hùng Vương
(25/07/2014 02:46)

NGÂN HÀNG SỮA MẸ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Bs. CKII Nhi Trần Nguyễn Thị Anh Đào

Khoa Dinh Dưỡng-BVHV

  Ngân hàng sữa mẹ tại khoa Dinh dưỡng bắt đầu hoạt động từ 8/1995 khi Bệnh viện Hùng Vương được công nhận là Bệnh Viện Bạn Hữu Trẻ Em. Việc thành lập ngân hàng sữa mẹ xuất phát từ những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh.

 

  Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trẻ cần được bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên một số trẻ sau sinh có vần đề về sức khỏe như suy hô hấp, nhẹ cân, thiếu tháng… các trẻ này sẽ được chuyển đến điều trị tại khoa Nhi sơ sinh. Khi tình trạng trẻ ổn định sẽ được cho bú, do đó để đảm bảo cho trẻ được tận hưởng nguồn sữa mẹ ngay sau khi trẻ có thể bú, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn các bà mẹ cách duy trì nguồn sữa như là vắt sữa mỗi 3g để không bị mất sữa.

  Hiện nay, mỗi ngày phòng sữa – khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương nhận từ 30-35 lượt bà mẹ gửi sữa, trong đó có trường hợp bà mẹ gửi 2-3 lần/ngày. Trung bình khoảng 15-20 bé nhận sữa mẹ từ ngân hàng. Ngoài ra, tại khoa Sơ sinh có phòng bú mẹ, các bà mẹ có bé đang điều trị tại khoa sơ sinh, vẫn có thể đến đây cho con bú mẹ trong trường hợp trẻ bú được và có chỉ định của bác sĩ.

  Bà mẹ sau khi lau sạch bầu vú dùng dụng cụ sạch hút sữa, sữa mẹ hút ra được cho vào chai thủy tinh hoăc chai nhựa có nắp đậy (đã được tiệt trùng ở nhiệt độ 1000C). Tại nhà, sữa được để ở khu vực riêng trong ngăn mát tủ lạnh, không nên để lẫn chung với thực phẩm. Khi mang gửi cần giữ lạnh trong túi đá hoặc bình giữ lạnh. Sữa sau vắt để trong điều kiện nhiệt độ 50-80C có thể bảo quản trong 24g do đó sữa sau vắt gửi càng sớm càng tốt

  Ngân hàng sữa mẹ, bảo quản sữa trong tủ mát, điều kiện nhiệt độ duy trì dưới 50 C. Nhân viên sẽ ghi nhận thông tin cụ thể tên họ, tuổi bà mẹ và giờ nhận sữa vào chai sữa và sữa sẽ được hâm nóng và mang cho trẻ bú theo thứ tự cử sữa gửi. Do đó có thể nói nếu bà mẹ thực hiện đúng theo hướng dẫn khi vắt sữa và bảo quản tốt và gửi trong vòng 24g sau vắt thì sữa trong ngân hàng sữa mẹ là an toàn đối với trẻ.

 

  Lợi ích trước mắt và lâu dài của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Trẻ bú mẹ được nhận lượng dưỡng chất cân đối phù hợp cho sự phát triển tối ưu của trẻ, trẻ được nhận các chất kháng thể từ sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng của trẻ đối với các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra những nghiên cứu lâu dài đã chứng minh lợi ích của sữa mẹ giúp trẻ ngừa được các bệnh tim mạch, đái tháo đường…sau này. Đối với vấn đề thực hành bú mẹ sau sinh hiện nay là chưa đạt so với mục tiêu Tổ chức y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra 50% trẻ sau sinh phải được bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Nhiều yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả thực hành của bà mẹ, trong đó yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng, các bà mẹ thường sau sinh cho rằng chưa có sữa vì chưa ăn được hoặc còn mệt… nên chọn lựa cho trẻ bú sữa bột thay thế ngay từ đầu. Điều này ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú mẹ những ngày sau đó khó khăn, trẻ không bú mẹ vì đã quen vị sữa bột, mẹ mất sữa do tắc sữa. Ngoài ra hiện nay quảng cáo sữa bột trên các phương tiện truyền thông, báo chí cũng góp phần làm giảm thực hành cho trẻ bú mẹ.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác