Bệnh viện sẽ tăng giá giường dịch vụ trong thời gian sắp tới

Bệnh viện sẽ tăng giá giường dịch vụ trong thời gian sắp tới

Bệnh viện sẽ tăng giá giường dịch vụ trong thời gian sắp tới

Bệnh viện sẽ tăng giá giường dịch vụ trong thời gian sắp tới

Bệnh viện sẽ tăng giá giường dịch vụ trong thời gian sắp tới
Bệnh viện sẽ tăng giá giường dịch vụ trong thời gian sắp tới

Bệnh viện sẽ tăng giá giường dịch vụ trong thời gian sắp tới

Bộ Y tế sắp ban hành thông tư cho phép áp dụng mức giá giường bệnh dịch vụ lên đến 4 triệu đồng / ngày.

Ngày 12/8 vừa qua Bộ Y tế (BYT) đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí nhằm cung cấp thông tin về Thông tư Hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu câu tại cơ sở y tế công lập.

Sắp tới giá một số dịch vụ y tế tại các bệnh viện công sẽ được điều chỉnh tăng. Đặc biệt, giá giường dịch vụ được phân cấp theo hạng bệnh viện và loại phòng bệnh. Giá ngày giường điều trị theo yêu cầu tại các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 cao nhất là 4 triệu đồng một ngày cho loại phòng có một giường. Phòng 2 giường một phòng giá 2,5 triệu đồng mỗi ngày, phòng 3 giường giá 1,5 triệu đồng và phòng 4 giường 1,3 triệu đồng một ngày.

Phòng dịch vụ tại bệnh viện Hùng Vương. Ảnh HMT

Nhiều ý kiến mức giá 4 triệu đồng / phòng bệnh / ngày ngang giá khách sạn 5 sao.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, BYT cho biết: “Đây là thông tư BYT hướng dẫn khung giá, để các bệnh viện xây dựng giá không vượt khung và dựa trên nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, yêu cầu được chăm sóc toàn diện”. Dự thảo đưa ra rất nhiều mức giá giường dịch vụ đề đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng bệnh nhân.

Loại giường 4 triệu / ngày chỉ áp dụng cho một số bệnh viện có điều kiện tổ chức, không áp dụng đại trà (ngoài giường bệnh trong phòng phải có giường cho người nhà, có khu vực tiếp khách, được chăm sóc y tế 24/24 và đầy đủ trang thiết bị y tế).

BYT đã tiếp nhận nhiều ý kiến thắc mắc, lo ngại về việc liệu các bệnh viện sẽ sử dụng cơ sở vật chất để phục vụ khám chữa bệnh dịch vụ?

Theo giải thích từ BYT, thông tư này quy định rất rõ, các bệnh viện chỉ được sử dụng các phần diện tích được giao để khám, chữa bệnh dịch vụ trong trường hợp đã thực hiện được các nhiệm vụ Nhà nước giao cho, trong đó có khám bảo hiểm y tế, không để bệnh nhân nằm ghép giường…

Các bệnh viện cũng phải có đề án, trong đó nêu chi tiết sử dụng bao nhiêu phòng, diện tích làm dịch vụ, đảm bảo việc sử dụng khu vực này không ảnh hưởng đến nhiệm vụ Nhà nước giao. Về nguồn vốn xây dựng, bệnh viện cũng phải tự vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư, chứ không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Với các phần đất công dùng vào mục đích khám, chữa bệnh dịch vụ, bệnh viện phải trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Các trang thiết bị vật tư cũng phải tính khấu hao để hoàn trả lại cho Nhà nước, không nhập nhèm để tăng thu. Tương tự, bệnh viện cũng phải đảm bảo chi trả lương cho cán bộ, bác sĩ làm việc ở khu vực này.

BYT thống kê, người Việt đã chi hơn 2 tỷ USD mỗi năm để được khám chữa bệnh tại nước ngoài, và tham gia các loại hình bảo hiểm chất lượng cao với mức chi phí cao. Nếu xây dựng được cơ chế tốt, người bệnh sẽ không phải ra nước ngoài khám bệnh, giảm được chi phí và mang lại nguồn thu cho bệnh viện trong nước.

Các bệnh viện công đang áp dụng giá phòng dịch vụ từ 700.000 đồng đến 2,5 triệu đồng / giường / ngày. Từ ngày 20/8, giá hơn 1.900 dịch vụ y tế cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở mới. Mức giá điều chỉnh bình quân như sau: giá khám bệnh, giường nằm tăng 4,4%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 1,1%.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác