Biến chứng: Với chính sách hiện tại khoa Hiếm Muộn cam kết giảm biến chứng nặng <1 %
1.Quá kích buồng trứng: Các trường hợp nghiêm trọng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,2 % . Chỉ khoảng 1,4 trong 100.000 chu kỳ đã dẫn đến suy thận.
- OHSS xảy ra ở hai giai đoạn: đầu là 1 đến 5 ngày sau khi lấy trứng và muộn, 10 đến 15 ngày sau khi hồi phục , và sẽ tăng độ nặng gấp 4 đến 12 lần
- Các dấu hiệu nhận biết và cần nhập viện:
+ Đau bụng tăng dần
+ Bụng căng tức
+ Khó thở, thở dốc.
+ Buồn nôn, nôn ói.
- Các phương pháp có thể giảm nguy cơ quá kích buồng trứng ( các phương pháp khuyên dưới đây chỉ mang tính kinh nghiệm và không phải điều trị triệt để)
+ Uống hơn 3-4 lít nước / ngày
+ Ăn trứng luộc từ 2-3 quả/ ngày.
2. Đa thai: < 10%, trong trường hợp chuyển trung bình là 2-3 phôi, khả năng đa thai sẽ tăng. Trong những trường hợp có 3 thai trong TC, thủ thuật giảm phôi thai sẽ được tiến hành tại bệnh viện để giảm số thai xuống còn 2 thai. Những biến chứng thường gặp trong đa thai:
- Sanh non: Sanh non được định nghĩa là sanh trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Thời gian mang thai thường rút ngắn lại tỉ lệ thuận với số thai. Thời gian trung bình ở đơn thai là 39 tuần, song thai là 36 tuần, tam thai 32 tuần, tứ thai 30 tuần, ngũ thai là 29 tuần. Gần 60% trường hợp song thai sẽ sanh non, trong khi 90% trường hợp tam thai sẽ sanh non.
- Trẻ nhẹ cân: Nhẹ cân thường liên quan tời sanh non. Nhẹ cân là khi trẻ dưới 2500gram. Trẻ sanh non trước 32 tuần và cân nặng dưới 1500gram thường gặp nhiều biến chứng khi sanh cũng như tăng các nguy cơ lâu dài như chậm phát triển trí não, bại não, mất thị lực và mất thính giác.
- Chậm tăng trưởng trong tử cung: Lúc đầu các thai trong trường hợp đa thai phát triển bình thường giống như trong trường hợp đơn thai, cho đến một thời điểm sẽ phát triển chậm lại. Tốc độ phát triển của song thai bắt đầu chậm lại ở tuần thứ 30-32. Tam thai bắt đầu chậm ở tuần 27-28. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung xảy ra la do bánh nhau không đủ chổ để phát triển và sự cạnh tranh dinh dưỡng của các thai.
- Tiền sản giật: Tiền sản giật là tình trạng huyết áp cao trong thai kỳ kèm theo các biến chứng đa cơ quan cho mẹ và thai nhi. Song thai có nguy cơ tiền sản giật gấp đôi trường hợp đơn thai. Hơn 50% trường hợp tam thai sẽ bị tiền sản giật.
- Đái tháo đường thai kỳ: Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ tăng lên trong trường hợp đa thai là do hai hay nhiều bánh nhau làm tăng sự đề kháng insulin.
- Nhau bong non: Nhau bong non xảy ra gấp 3 lần trong trường hợp đa thai. Điều này có thể liên quan tới việc tăng nguy cơ tiền sản giật. Điều này thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ ba, nhưng nguy cơ nhiều nhất là khi em bé đầu tiên sanh ra ở ngã âm đạo.
- Thai lưu: Mất tim thai trong lòng tử cung thường hiếm xảy ra.
- Mổ lấy thai: Đa thai không đồng nghĩa với mổ lấy thai. Chỉ định mổ lấy thai thường đặt ra trong trường hợp tam thai hoặc hơn, còn song thai vẫn có thể sanh ngã âm đạo.
- Một số vấn đề khác:
+ Tâm lý xã hội: Người mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc nhiều bé, tăng chi phí y tế, tăng chí phí nuôi dưỡng trẻ,... Tăng áp lực kinh tế lên gia đình, đặc biệt nếu trẻ có bất thường thể chất hoặc tâm thần, áp lực nặng nề lên người mẹ, tăng nguy cơ bất hoà vợ - chồng. Người con lớn ít được quan tâm hơn, có thể dẫn tới ganh ghét với trẻ nhỏ,...
+ Kinh tế: Tăng chi phí chăm sóc y tế khi sanh lên gấp hai nếu song thai và gấp bốn lần nếu tam thai. Chi phi chăm sóc 5 năm đầu cho sinh đôi và sanh ba tăng lên gấp 2 và gấp 8.
3. Nhiễm trùng, xuất huyết: < 1% ,những biến chứng này thường rất hiếm xảy ra, nhưng luôn luôn cần phải nghĩ tới khi thực hiện bất cứ thủ thuật nào trong y khoa.
4. Nguy cơ khi mang thai: Các thai kỳ IVF xuất phát từ tuổi trung bình cao hơn của phụ nữ mang thai tự nhiên và thực tế là nguyên nhân vô sinh có thể là nguyên nhân gia tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai như: tăng nguy cơ dị tật thai, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do con quý,tăng tỷ lệ sẩy thai, thai ngoài tử cung, tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ và các bệnh lý nội khoa đi kèm khác.
Bs.CKI: Lê Nguyễn Trọng Hiền
Bài viết khác
- Lớp tiền sản (23-05-2017)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Gói tiêm ngừa nhi (VACCINATION PACKAGES FOR CHILDREN) (07-11-2022)
- Thông tin sử dụng thuốc Hiếm muộn (21-04-2025)