Lễ hội bánh dân gian và Hội thi trang trí gian hàng đẹp nhân kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Lễ hội bánh dân gian và Hội thi trang trí gian hàng đẹp nhân kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Lễ hội bánh dân gian và Hội thi trang trí gian hàng đẹp nhân kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Lễ hội bánh dân gian và Hội thi trang trí gian hàng đẹp nhân kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Lễ hội bánh dân gian và Hội thi trang trí gian hàng đẹp nhân kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương
Lễ hội bánh dân gian và Hội thi trang trí gian hàng đẹp nhân kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương - Bệnh viện Hùng Vương

Lễ hội bánh dân gian và Hội thi trang trí gian hàng đẹp nhân kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương

 

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

     Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

     Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng. Bên cạnh đó, mùng 10 tháng 3 còn là dịp để chúng ta tìm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và về tổ tiên. Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

     Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí. Đó là di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

 

     Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo không gian thư giãn thoải mái cho viên chức, người lao động trong bệnh viện sau những giờ làm việc căng thẳng, đồng thời phát huy tính sáng tạo của các tổ công đoàn qua việc trang trí các gian hàng tham gia lễ hội. Sáng ngày 17/4/2024, được sự chấp thuận của Đảng ủy – Ban Giám đốc bệnh viện Hùng Vương, Công đoàn bệnh viện cơ sở bệnh viện tổ chức buổi lễ kỷ niệm giỗ tổ Hùng Vương (10/3 ÂL) năm 2024 và Lễ Hội bánh dân gian – Hội thi trang trí gian hàng đẹp với chủ đề: “Bánh ngon 3 miền – Nhớ hương nguồn cội”.

     Đến tham dự buổi lễ sáng nay, vinh dự có sự tham gia:

- PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện;

- BS.CKII Huỳnh Xuân Nghiêm – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc bệnh viện;

- DS.CKII Huỳnh Thị Ngọc Hạnh – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Giám đốc bệnh viện;

- BS.CKII Võ Thị Mỹ Hạnh – Chủ tịch Công đoàn bệnh viện;

- BS.CKII Vương Trọng Hiếu – Phó Chủ tịch Công đoàn bệnh viện;

- BS. CKII Phạm Quốc Hùng – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Trưởng phòng Công tác xã hội;

- BS.CKII Nguyễn Thúy Nga – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ.

- Th.s Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Diệp – Trưởng phòng Điều Dưỡng.

     Cùng sự tham gia của các anh chị trong Ban chấp hành Công đoàn bệnh viện, đại diện BCH Đoàn Thanh niên, đại diện BCH Hội chữ thập đỏ, đại diện Hội cựu chiến binh, Tổ trưởng, Tổ phó 33 Tổ công đoàn và các anh chị đại diện Tổ Công đoàn.

 

 

 

     Tại buổi lễ, tập thể cán bộ viên chức, người lao động của bệnh viện đã dâng hương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, tưởng nhớ về công ơn dựng nước của các Vua Hùng. Tiếp đến, mỗi tổ công đoàn tham dự sẽ đảm nhận một gian hàng bánh dân gian truyền thống đặc trưng của 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam mà các tổ đã bốc thăm ngẫu nhiên trước đó. Mỗi tổ công đoàn đã trình bày một mâm bánh theo vùng miền đã bốc thăm và dâng hương. Ngoài ra, các tổ công đoàn sẽ thực hiện trang trí gian hàng của khoa phòng mình với yêu cầu gian hàng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn dùng, biết rõ nơi nguồn gốc sản xuất, chế biến và giữ vệ sinh sạch sẽ. Ban Giám khảo sẽ chấm điểm trang trí gian hàng với các nội dung về tính thẩm mỹ gian hàng, mâm bánh, tên khoa phòng, tên loại bánh dân gian, tên vùng miền, sạch sẽ, thành viên tham gia áo đồng phục.

 

 

 

 

 

 

 

 

     Sau những giờ phút sôi nổi, kết quả chung cuộc giải thưởng được trao cho các khoa phòng:

     - GIẢI NHẤT: trị giá 500.000 đồng và cờ lưu niệm

+ Khoa Dinh dưỡng tiết chế

+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh

+ Khoa Sanh

     - GIẢI NHÌ: trị giá 300.000 đồng và cờ lưu niệm

+ Khoa Khám bệnh A

+ Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh (NICU)

+ Phòng Hành chính quản trị

     - GIẢI BA: trị giá 200.000 đồng và cờ lưu niệm

+ Phòng Tổ chức cán bộ

+ Khoa Gây mê – Hồi sức tích cực

+ Khoa Di truyền y học

 

 

 

 

Tin, ảnh: Hữu Nhân

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác